Văn khấn cúng rằm tháng giêng là một thứ không thể thiếu được trong ngày rằm và mùng 1, giúp thể hiện được lòng thành kính của người trần đối với những ông bà, tổ tiên cùng các thần linh cũng như cầu xin cho thành viên trong gia đình sự bình an, khỏe mạnh …. Nhưng bạn có biết nguyên nhân tại sao cúng rằm tháng giêng lại rất quan trọng không?
Lý giải tại sao cúng rằm tháng giêng rất quan trọng?
Người xưa có câu: “Cúng cả năm không bằng cúng rằm tháng giêng” Vậy chúng ta hãy cùng đi tìm câu trả lời nhé.
Đến nay, trong dân gian tồn tại một số tích về ngày Rằm tháng Giêng.
Thứ nhất, ngày Rằm tháng Giêng là ngày Vía Phật. Người theo đạo Phật có câu: Lễ Phật cả năm không bằng đi lễ ngày Rằm tháng Giêng.
Đối với những người theo đạo Phật, trừ ngày mùng 1 Tết thì đây là ngày lễ đầu tiên và quan trọng trong năm. Họ lên chùa thắp nén nhang, cầu xin mọi sự may mắn.
Xem thêm: Văn khấn mùng 1 Tết
Tích thứ hai, ngày rằm tháng Giêng là ngày Tết Nguyên Tiêu. Thời xưa có một vị vua cứ đến ngày Rằm tháng Giêng là cho mời các Trạng Nguyên vào hầu triều và để nói chuyện đầu năm. Sau khi các quân vào hầu Triều, buổi trưa họ được vua thiết đãi yến tiệc.
Buổi tối, vua và các trạng vào vườn Thượng Uyển để ngắm trăng và vịnh thơ. Các ông trạng sẽ thi nhau đọc thơ để cho vua nghe.
Từ đó, người ta coi ngày rằm tháng Giêng là Tết Nguyên Tiêu, là ngày Tết của các vị vua và trạng.
Thứ 3, ngày Tết Nguyên Tiêu là ngày rằm đầu tiên của tổ tiên, dòng họ trong năm mới. Do vậy, các gia đình dù thế nào cũng sửa soạn mâm cỗ để cúng gia tiên.
Trong dân gian cũng lưu truyền một tích khác về ngày rằm tháng Giêng. Ngày này gọi là tết ăn lại (tết bù) cho nhà nào dịp Tết Nguyên đán có người đau yếu, tang ma không kịp ăn tết, nay khỏe mạnh trở lại, mọi người thư thả thì ăn bù, đi chúc tết lại nhau một cách cởi mở, không phải kiêng khem gì. Có gia đình còn coi đây là dịp để cúng giải hạn đầu năm.
Ngoài ra, vào ngày 14 hoặc chính rằm, người dân cũng đến chùa lễ Phật, cầu bình an, khỏe mạnh, hạnh phúc… cho cả năm.
Tham khảo bài cúng rằm tháng giêng tại nhà
Tín chủ (chúng) con là: ………………………………………