Bước vào tháng thứ 3, bé biết giơ tay giơ chân, lật nửa người. Bé đang lớn lên từng ngày vậy cham soc tre so sinh trong giai đoạn này như thế nào cho để bé được phát triển tốt nhất?
1. Sự phát triển của bé 3 tháng tuổi
Sự phát triển của bé 3 tháng tuổi đạt được nhiều bước tiến thấy rõ so với tháng đầu tiên sau khi chào đời. Lúc này, bé đã cứng cáp và lớn hẳn lên. Tầm nhìn của bé ngày càng được cải thiện. Ngoài ra, thính giác cũng phát triển nhanh. Bé thích lắng nghe và quay đầu nhìn về hướng phát ra âm thanh. Bé còn có thể “hóng chuyện” bằng cách nhoẻn miệng cười hoặc “ê, a” rất đáng yêu.
Lúc này, bé đã có thể lật nửa người. Sang tháng sau, bé mới lật được người hoàn toàn vì cổ và tay cần thời gian để phát triển cứng cáp hơn. Một số mẹ lo lắng khi thấy trong giai đoạn này bé thường chảy nhiều nước dãi, hay cho tay hoặc đồ chơi lên miệng. Hiện tượng này cho thấy tuyến nước bọt của bé đang phát triển, cũng có thể là dấu hiệu đầu tiên của việc mọc răng. Thông thường, khoảng tháng thứ 4 đến tháng thứ 7, bé sẽ mọc những chiếc răng sữa đầu tiên.
2. Chăm sóc vận động
Bé hiếu động hơn và có khả năng xoay, lật người nên bố mẹ cần lưu ý không bao giờ được để bé nằm một mình ở nơi cao hoặc không có sự che chắn xung quanh. Bé có thể lật và bị ngã xuống rất nguy hiểm. Do đó, bố mẹ cần chăm sóc trẻ cẩn thận, đề phòng tai nạn.
Bố mẹ nên treo nhiều đồ chơi hình thù ngộ nghĩnh, màu sắc sặc sỡ quanh nôi của bé để phát triển vận động và thị giác. Đồ chơi cần được treo chắc chắn ở vị trí mà bé có thể dễ dàng cầm, nắm hoặc ngắm nhìn chúng. Lưu ý khi chọn đồ chơi cho bé phải đảm bảo vệ sinh, an toàn, không sắc nhọn và không chứa chất độc hại.
Xem thêm cách dat ten cho con hay.
Bên cạnh đó là dau hieu co thai sớm nhất.
3. Chăm sóc dinh dưỡng
Bé 3 tháng tuổi vẫn bú mẹ hoàn toàn. Sữa mẹ vẫn là thức ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và phù hợp nhất với bé trong giai đoạn này. Nếu mẹ đủ sữa, bé không cần ăn thêm thức ăn nào khác.
Để có đủ sữa và đảm bảo chất lượng sữa tốt cho bé, mẹ cần lưu ý về chế độ dinh dưỡng hàng ngày hợp lý, đầy đủ các nhóm chất đạm, đường, béo, tinh bột, vitamin, khoáng chất, chất xơ và đặc biệt cần uống nhiều nước.
4. Chăm sóc sức khỏe
Thời điểm bé được 3 tháng tuổi, bố mẹ cần cho bé đi tiêm một số loại vắc-xin theo chương trình tiêm chủngnhư mũi 2 vắc-xin phòng bệnh bại liệt, mũi 1 vắc-xin phòng các bệnh uốn ván, bạch hầu, ho gà.
Nếu bố mẹ thấy bé có những biểu hiện bất thường như không mỉm cười, không cầm nắm được vật gì, không đỡ được đầu, mắt bị lé trong hoặc khó di chuyển con ngươi trong mắt sang hai phía,… thì cần cho bé đi khám. Ngoài ra, nếu bé chảy nhiều nước dãi thì bố mẹ cần vệ sinh miệng cho bé thường xuyên và sạch sẽ. Có thể cho bé đeo yếm để thấm nước nhưng không đeo khi đi ngủ bởi yếm có thể phủ lên mặt khiến bé bị ngạt.
Một số bệnh bé 3 tháng tuổi dễ mắc như tiêu chảy, viêm mũi, viêm tai, viêm đường hô hấp trên,… bố mẹ cần lưu ý đưa bé đi khám khi mắc bệnh, không để bệnh nặng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé.