Con biếng ăn có lẽ là một trong những nỗi khổ tâm lớn nhất của mẹ. Con càng gầy, mẹ càng lo lắng. Mẹ phải làm sao cho tốt đây?
Tìm hiểu nguồn gốc chứng “biếng ăn”
Biếng ăn là tình trạng không muốn ăn, uể oải, hoặc tiêu dùng lượng thức ăn thấp hơn mức bình thường. Hiện tượng này khá phổ biến với trẻ em dưới 12 tuổi.
Khi thấy con ít ăn, các mẹ lại hay rỉ tai những phương pháp “chung” mà họ thấy “có tác dụng”: la mắng, để con chơi smartphone… Thực tế là các cách ấy không thể khắc phục cho mọi trường hợp. Vì biếng ăn xảy ra do nhiều nguyên nhân như tâm-sinh-bệnh lý và mỗi loại cần một cách xử lý riêng biệt để có thể giúp con yêu của bạn songkhoe hơn.
Biếng ăn do tâm lý là nguyên nhân khá phổ biến. Con có thể hoảng sợ khi bị ép ăn quá nhiều so với nhu cầu, bị bắt ăn nhanh, quát nạt khi đang ăn, lừa trộn thuốc đắng vào đồ ăn hay để người lạ cho ăn, vv… Và con phản ứng với nỗi sợ bằng cách từ chối, bỏ chạy khỏi bữa cơm.
Biếng ăn sinh lý thường xảy ra ở những mốc quan trọng trong quá trình phát triển của con như khi học lẫy, bò, mọc răng… Thông thường, con sẽ chỉ bỏ ăn vài ngày đến vài tuần, rồi trở lại bình thường sau khi qua giai đoạn chuyển đổi.
Biếng ăn bệnh lý có thể xảy ra khi con mắc các bệnh về nhiễm trùng, nhiễm khuẩn (Viêm tai – mũi – họng, viêm lợi… ). Trong đó có một nguyên nhân biếng ăn phổ biến là do hệ tiêu hóa của con có vấn đề, đó là loạn khuẩn đường ruột. Con sẽ không có hứng thú ăn, ăn không ngon miệng, thức ăn không tiêu, bị đầy bụng… Trong trường hợp này, mẹ cần giúp cho hệ tiêu hóa của con khỏe mạnh trở lại để khắc phục tận gốc chứng biếng ăn.
Tóm lại, con biếng ăn là biểu hiện của một vấn đề gì đó sâu xa hơn, ví như bị mất cân bằng hệ tiêu hóa. Để hiểu được, mẹ hãy dành thời gian ở bên con để lắng nghe nhu cầu ăn uống và chú ý đến sức khỏe hệ tiêu hóa của con.