Bà mẹ nào cũng muốn những đứa con của mình đẻ ra thật khỏe mạnh và thông minh. Bên cạnh một phần là do di truyền, thì dinh dưỡng cho bé là yếu tố quan trọng nhất. Trong giai đoạn thai kỳ dinh dưỡng của người mẹ là cực kỳ quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của thai nhi cũng như của người mẹ.
Nhưng trong những nghiên cứu gần đây cho thấy, những gì người mẹ ăn không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe hiện tại của thai nhi, mà còn ảnh hưởng tới tương lai nhiều năm về sau của mẹ và bé nữa.Bởi mẹ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp bé khỏe từ khi chào đời, trí não phát triển phục vụ cho tương lai, còn sức khỏe mẹ cũng không bị xuống cấp sau sinh.
Vậy cần có chế độ ăn uống như thế nào, cần bổ sung những chất gì để giúp cho bé? Và cần tránh ăn những gì nha!
Bổ sung đủ axit folic
Tốt nhất, Bà bầu cần bổ sung đủ 400 microgram vitamin B (axit folic) hàng ngày ngay từ trước khi mang bầu. Bởi khi hấp thu đủ lượng axit folic mỗi ngày trong 3 tháng đầu sẽ giúp giảm các khuyết tật ống thần kinh như tật nứt đốt sống tới 50-70%.
Mẹ cũng nên tăng liều lượng lên 600mcg khi mang thai dưới sự thông tin của bác sĩ chuyên khoa. Một nghiên cứu mới đây cũng cho hay, phụ nữ bổ sung đầy đủ axit folic trong 1 năm trước khi mang thai và trong suốt quý 1,2 thai kỳ cũng giảm đáng kể nguy cơ sinh non.
Bổ sung đủ sắt
Trong thời gian mang thai, lượng sắt bạn cần tăng gấp đôi lúc bình thường (khoảng 30mg moioxi ngày). Lượng sắt cần nhiều trong thai kỳ là đủ hỗ trợ và thúc đẩy oxy đến thai nhi. Vì vậy, chị em cần tham kháo ý kiến bác sĩ để bổ sung sắt phù hợp trong thai kỳ. Ngoài ra, muốn tăng sự hấp thụ sắt trong cơ thể, bà bầu nên kết hợp với những thực phẩm giàu vitamin C.
Bổ sung canxi
Mẹ mang thai đặc biệt ở quý 2, 3 cần bổ sung đủ 1.000 mg canxi một ngày để răng và xương em bé phát triển tốt nhất. Nếu mẹ không dung nạp đủ canxi trong chế độ ăn uống hàng ngày, thai nhi sẽ lấy canxi từ cơ thể mẹ và đương nhiên mẹ sẽ rất dễ bị loãng xương. Nếu thực phẩm hàng ngày chứa ít canxi, mẹ có thể tham khảo bác sĩ chuyên khoa để bổ sung qua đường uống.
Bổ sung chất sơ
Một chế độ ăn nhiều trái cây, rau quả, ngũ cốc nguyên hạt sẽ giúp bà bầu hạn chế và ngăn ngừa nguy cơ táo bón, trĩ – những triệu chứng bệnh phổ biến trong thai kỳ. Những thực phẩm giàu chất xơ cũng có chứa vitamin, khoáng chất và phytochemical cần thiết để em bé trong bụng mẹ phát triển. Mẹ cần nạp đủ ít nhất 25-35 mg chất xơ mỗi ngày trong suốt thai kỳ.
Nên ăn cá
Hấp thụ đủ DHA (có nhiều trong hải sản và hạt lanh) là vô cùng quan trọng với sự phát triển trí não của thai nhi. DHA là axit béo omega-3 giúp phát triển trí não, giúp bé có tầm nhìn, khả năng ghi nhớ, vận động cũng như ngôn ngữ tốt – những kỹ năng này rất quan trọng trong những năm đầu đời.
Mẹ nên ăn ít nhất 300-400gam cá và hải sản mỗi tuần nhưng nên chọn những loại hải sản đặc biệt là cá không hoặc có chứa hàm lượng thủy ngân thấp.
Nên ăn những thực phẩm chín
Để em bé của mẹ tránh bị nhiễm những vi khuẩn có hại như khuẩn Listeria, Salmonella và E. coli, mẹ cần chú ý ăn những thực phẩm đã được đun sôi, nấu chín. Tuyệt đối không ăn uống những loại sữa hoặc sản phẩm từ sữa chưa được tiệt trùng. Thực ăn thừa để ở ngoài nhiệt độ bình thường cũng không nên ăn sau 2 giờ.
Những điều không nên và cần tránh:
Tránh rượu
Mẹ uống nhiều rượu khi mang thai có thể gây ra những khuyết tật về mặt học tập, thiếu tập trung, hiếu động thái quá, hung hang… ở trẻ. Vì vậy, chị em tuyệt đối không nên uống rượu trong thai kỳ.
Tránh thực phẩm nhiễm thuốc trừ sâu
Những thực phẩm có chứa thuốc trừ sâu có thể liên quan đến chứng sảy thai, dị tật bẩm sinh, sinh non, chậm tăng trưởng và một số bệnh ung thư, rối loại miễn dịch cho thai nhi. Mẹ có thể tham khảo ăn thực phẩm hữu cơ sẽ có lượng thuốc trừ sâu thấp hơn, sẽ an toàn cho sự phát triển non nớt của thai nhi trong bụng mẹ.
Hạn chế caffeine
heo tiến sĩ De-Kun Li, từ trước đến nay, mọi người vẫn cho rằng phụ nữ mang thai có thể dung nạp khoảng 300 mg cà phê mỗi ngày là an toàn, tuy nhiên nghiên cứu mới đây cho biết mẹ bầu uống đều đặn 200mg cà phê sẽ tăng nguy cơ sảy thai. Tốt hơn hết, nên hạn chế càng ít càng tốt.
Không ăn cho hai người
Kết quả thống kê mới nhất cho thấy có đến 46% chị em đạt quá cân trong thai kỳ, dẫn đến hậu quả là mắc nguy cơ tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ, em bé béo phì và thậm chí là sinh non. Vì vậy, mẹ không nhất thiết phải ăn cho hai người mà chỉ cần tăng khẩu phần ăn mỗi ngày lên 300-500 calo nữa là đủ.
Không ăn nhiều đồ ăn nhanh
Những đồ ăn được tẩm ướp mặn, ngọt, nhiều chất béo này thực ra không chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng lại khiến mẹ béo phì và không có lợi gì cho em né trong bụng cả.