Bệnh thận là một trong những căn bệnh gây ra nhiều biến chứng phụ rất cao, do đó phải tìm ra dấu hiệu của bệnh càng sớm càng tốt trước khi quá muộn. Đau thận gây đau vùng hông, lưng, sát gần xương sườn, có thể gây sốt. Ngoài ra, sự thay đổi màu của nước tiểu cũng do bệnh tại thận.
Thận có chức năng lọc máu để thải chất độc tạo ra nước tiểu và tạo ra những nội tiết tố để điều hòa lượng nước tiểu và các ảnh hưởng đến huyết áp. Nước tiểu từ thận tạo ra rẽ theo hai ống dẫn là niệu quản, rồi chảy xuống bàng quang. Nước tiểu đọng lại đó vài tiếng đồng hồ rồi được đưa ra ngoài theo ống niệu đạo. Đối với nam giới, qua đường ống niệu đạo để ra ngoài còn có tinh dịch bao gồm tinh trùng do tinh hoàn sản xuất ra và các dịch của tuyến tiền liệt và túi tinh.
Các dấu hiệu bệnh thận
Thông thường các bệnh nhân thường có dấu hiệu đau lưng liền kết luận bị sỏi thận. Tuy nhiên có 98% đau lưng không phải là do bệnh thận mà lại là do bệnh từ cột sống, lưng, thần kinh hoặc bệnh đau toàn thân. Các bệnh nhân bệnh cúm ngoài đau khắp mình thì vùng lưng đau dữ dội hơn. 2% đau lưng do bệnh thận thì chỉ có hơn 1% là do sỏi thận gây ra, còn lại là do viêm thận, bướu thận.
* Đau thận gây đau vùng hông lưng, sát gần xương sườn có thể kèm theo sốt.
* Đau sỏi thận, sỏi niệu quản gây ra những cơn đau dữ dội, đau từ sau lưng chạy xuống bộ phận sinh dục.
Các triệu chứng của đau lưng:
* Khi bệnh nhân đau ê ẩm, đau xuống chân thì là do đau thần kinh tọa, đau cột sống.
* Đau lưng sát gần xương chậu, đau nhói khi đứng dậy hay khiêng vác đồ nặng, cơn đau có thể lan xuống mông hoặc chân bên, đó cũng là do đau thần kinh tọa.
* Đau lưng do rễ thần kinh cũng thường tăng lên sau khi đi xe đạp hoặc xe máy trên một đoạn đường dài và xóc.
* Đau lưng bình thường do mệt mỏi xuất hiện sau một ngày làm việc mệt nhọc, công việc ngồi một chỗ, ít hoạt động, cảm giác ê ẩm lưng và toàn thân. Để hiểu rõ nguyên nhân của đau lưng, bác sĩ sẽ có những kiểm tra, khám nghiệm thận và cột sống của bệnh nhân. Nếu cần thiết có thể sẽ tiến hành thêm các khám nghiệm khác như siêu âm, chụp X-Quang, thử nước tiểu…
Xem nước tiểu đoán bệnh
Sự thay đổi mầu sắc và độ trong của nước tiểu có thể do ăn uống hoặc do một loại thuốc nào đó gây màu nước tiểu bị thay đổi. Một nguyên nhân khác là do bệnh tại thận vì đây là nơi sản xuất ra nước tiểu, hoặc tại bàng quang – ở nơi chứa nước tiểu. Màu nước tiểu bình thường có màu vàng từ nhạt tới hơi sẫm. Độ vàng tuỳ thuộc vào nồng độ chất mochorome trong nước tiểu. Đây là một chất thoái hóa của hemoglobin. Nếu cơ thể có ít nước cung cấp vào hoặc lao động nhiều mà không uống đủ nước thì nước tiểu có màu vàng sẫm. Có khi màu nước tiểu lại chỉ hơi đục đục, nhất là khi đi tiểu vào buổi sáng. Các hiện tượng này chứng tỏ rằng nước tiểu bị kềm hóa nhẹ nên các tinh thể nhất phát dễ đọng lại. Uống nhiều nước hoặc uống bổ sung 2 viên Chdoramonic vào buổi tối để nước tiểu trong lại. Màu nước tiểu còn có thể bị vẩn đục do nước tiểu có máu. Tốt nhất nên đi khám bác sỹ chuyên khoa, xét nghiệm nước tiểu, cấy nước tiểu, cấy dịch niệu đạo tìm vi trùng, làm siêu âm, chụp Xquang… để tìm ra nguyên nhân gây nên các triệu chứng trên. Sau khi tìm ra các nguyên nhân để từ đó có cách điều trị khác nhau và hiệu quả. Nếu có triệu chứng tiểu buốt, tiểu lắt nhắt, tiểu són là những triệu chứng của bệnh tại bàng quang hay niệu đạo chứ không phải của bệnh do thận. Nguyên nhân thường gặp nhất là viêm bàng quang ở phụ nữ và trẻ em, còn đối với nam giới là viêm niệu đạo, bướu tuyến tiền liệt, nhất là đối với bệnh nhân trên 50 tuổi.
Ảnh hưởng đến sinh lý
Đôi khi người ta lầm tưởng rằng yếu sinh lý hoặc có bất kỳ những trục trặc nào trong chuyện tình dục đều là do suy thận. Tuy nhiên, thực tế không phải như vậy mà là do mạch máu đến bộ phận sinh dục bị hẹp tắc do thần kinh điều khiển tại chỗ hoặc trên não bị trục trặc. Chính vì vậy mà chẩn đoán và điều trị yếu sinh lý là một vấn đề tế nhị và phức tạp. Yếu sinh lý gồm các nhóm bệnh sau: rối loạn ham muốn (mất hoặc giảm ham muốn), rối loạn cương, rối loạn xuất tinh (có thể là xuất tinh sớm hoặc không xuất tinh), rối loạn cảm giác (không có khoái cảm hoặc bị đau khi lên đến đỉnh điểm), khả năng thụ thai thấp. Mỗi một nhóm bệnh lại được thành những nhóm nhỏ hơn, tương ứng với những bệnh khác nhau, mỗi bệnh có cách điều trị riêng. Các bệnh do suy thận cũng sẽ được chẩn đoán và điều trị theo kết quả của bác sĩ.
Như vậy, phù thận có thể do thận, bệnh thận cũng ít khi gây đau lưng, còn yếu sinh lý thì hoàn toàn không phải do thận yếu. Nếu không bị phù thì cách phòng bệnh thận tốt nhất hiện nay là uống nhiều nước, đặc biệt là khi làm việc ngoài nắng, trong môi trường nóng nực, tập thể thao, lao động nặng. Nếu trong sinh hoạt hàng ngày, cứ 6-7 tiếng mới thấy buồn đi tiểu và nước tiểu có mầu vàng sẫm thì chắc chắn cơ thể bạn chưa được cung cấp đủ nước. Vì vậy cần uống nhiều nước, ít nhất là 2 lít nước mỗi ngày.
Nguồn: Tư vấn tiêu dùng