Đối với bà bầu thì chế độ dinh dưỡng trong 3 tháng đầu mang thai là rất quan trọng, vì đây là giai đoạn ốm nghén nhiều nhất và dễ bị xảy thai nhất.
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu
1. Chế độ dinh dưỡng khi mang thai 3 tháng đầu
Mang thai những tháng đầu cần bổ sung chất gì?
Trong 3 tháng đầu thai kỳ, bà bầu chỉ cần duy trì mức năng lượng bình thường. Hãy chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày thành nhiều bữa (5 – 6 bữa) để tránh hiện tượng nôn và buồn nôn do ốm nghén.
Bà bầu cần bổ sung 4 nhóm chính bao gồm: chất bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Chế độ dinh dưỡng hàng ngày của bà bầu cần khoảng 2.300 – 2.400kccal/ngày. Trong đó 55% là chất bột đường, 20% là chất đạm và 25% là chất béo.
Chất bột: gạo, ngô, bánh mỳ, khoai, miến
Nhóm chất đạm gồm: thịt, cá, trứng, tôm cua, đậu đỗ…
Nhóm chất béo gồm: dầu, mỡ, vừng, lạc…
Nhóm vitamin chất khoáng và chất xơ gồm: rau xanh và quả chín. Vitamin A, C, D, K… đều rất cần thiết cho thai phụ và thai nhi. Cần bổ sung thông qua các loại thực phẩm tự nhiên mỗi ngày
Bên cạnh đó, thai phụ nên cân nhắc và lựa chọn thực phẩm xanh, sạch, tốt cho bé cũng như cho mẹ cùng quá trình chuyển dạ. Một chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng của người mẹ khi mang thai sẽ là món quà tốt nhất cho bé con sắp chào đời.
3 tháng đầu thai kỳ thường là giai đoạn khá khó khăn với những phụ nữ lần đầu mang thai vì có thể bị nghén, ăn không được, ói… Trong khi đó dinh dưỡng hấp thụ vào cơ thể bé chưa nhiều. Trong giai đoạn này, khi ăn uống mẹ chỉ cần duy trì mức năng lượng bình thường. Có thể bổ sung thêm thuốc bổ (sắt, acid folic, B12).
2. Bà bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu mang thai
Trước và trong khi mang thai, bà mẹ cần thay đổi một số thói quen và sở thích ăn uống không tốt. Ví dụ thói quen ăn mặn vì phụ nữ có thai ăn nhiều muối sữ dẫn đến huyết áp cao và phù, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe mẹ và con.
Mang thai tháng đầu kiêng ăn thức: Đu đủ xanh, rau răm, rau ngót, rau sam, mướp đắng, nước dừa, cam thảo và các loại nước mát. Ngải cứu xoa dịu cơn đau, giúp tuần hoàn máu nhưng chỉ được dùng vừa phải. Không nên ăn nhiều dưa hấu, lô hội
Phụ nữ mang thai không nên ăn hoặc hạn chế sử dụng các loại cá có nguy cơ chứa thủy ngân cao (cá thu, cá mập, cá kiếm). Thủy ngân nhiễm trong cá nếu tích lũy quá nhiều có thể gây tổn thương đến não của thai nhi.
Phụ nữ có thai không nên sử dụng những thực phẩm đã được xác nhận là gây nguy hiểm cho thai nhi. Ví dụ như một số loại củ, quả mọc mầm (như khoai tây) vì chứa nhiều chất độc, gây ảnh hưởng đến thai nhi. Các sản phẩm sữa, bơ, phomat chưa qua tiệt trùng; cá, thịt, trứng còn tái; thức ăn ôi thiu, mốc, có mùi lạ cũng không được sử dụng vì chúng chứa nhiều vi khuẩn và mầm bệnh gây tác động xấu đến sức khỏe của mẹ và con. Nên lựa chọn những thực phẩm an toàn, rau quả cần rửa sạch, gọt vỏ trước khi ăn và chế biến để tránh nhiễm khuẩn. Ăn ít hoặc không ăn những loại thực phẩm có khả năng gây động thai, sinh non như đu đủ xanh, táo mèo, long nhãn, đào, gừng, ớt, rau sam…
Phụ nữ có thai không nên uống rượu và dồ uống có cồn. Cồn trong rượu sẽ vào cơ thể mẹ và qua nhau thai xâm nhập vào bào thai, trực tiếp gây hại cho thai nhi, có thể làm cho bé phát triển chậm hoặc có bộ phận bị dị dạng.
Phụ nữ có thai cũng không nên dùng nhiều đồ uống có ga, có chứa cafein và cocain. Chất cafein có trong cà phê và đồ uống có ga có hại với phôi thai, có khả năng gây sảy thai. Ngoài ra cafeincos thể làm phá vỡ các vitamin dẫn đến triệu chứng thiếu vitamin B1 mà biểu hiện là mệt mỏi, chán ăn, táo bón. Cafein cũng kìm hãm sự hấp thu của sắt và kẽm, làm nặng hơn tình trạng thiếu máu của phụ nữ có thai.
Ngoài những thứ kể trên các bạn nên đến các bác sĩ dinh dưỡng để được tư vấn và bổ xung những thực phẩm nào nên ăn và không nên ăn trong thời kỳ mang thai nữa nhé, chúc các bạn mẹ tròn con vuông.
xem thêm: thông tin sức khỏe dành cho mẹ và bé