Theo chia sẻ của một mẹ Việt về cách day con ngoan mà nhàn tênh thì: “Sáng sáng tôi đặt con vào chiếc ghế nằm đu đưa, nó rất thích thú vì được nằm xem mẹ làm việc nội trợ, tôi vừa làm vừa hát và nói chuyện với con. Và con tôi chưa bao giờ có khái niệm “đòi bế” cho đến khi về Việt Nam lần này, khi cháu 2 tuổi. Cháu được ông bà và người giúp việc nuông chiều thay nhau bế và cháu đã nhanh chóng học được cách sai khiến họ bế bất kỳ lúc nào cháu muốn. Tôi vô cùng thất vọng vì điều này!” Việc thay nhau bồng bế không giúp làm trẻ ngoan hơn mà ngược lại, nó tạo thói quen rất xấu cho trẻ sau này là sai khiến người lớn bế mình, kể cả khi trẻ 3-4 tuổi. Trẻ cần học cách tự lập ngay từ khi còn nhỏ. Bồng bế sẽ khiến bé hình thành thói quen xấu, hay nhõng nhẽo
Cho trẻ tập ngủ riêng
Điều khác biệt dễ nhận thấy trong cách dạy con của người phương Tây và Việt Nam là cho con ngủ riêng. Theo quan niệm của người phương Tây, con cần ngủ riêng ngay từ ngày đầu về nhà, nếu không có phòng riêng thì cần chuẩn bị giường (cũi) riêng. Nhiều người quan niệm ngủ chung với con sẽ giúp “vun đắp tình cảm” và chăm con tốt hơn nhưng thực tế ngủ riêng sẽ tạo không gian thoải mái cho con. Đứa trẻ không bị thức giấc bởi tiếng ho của mẹ hay những lần trở mình của mẹ. Đồng thời mẹ cũng được ngủ thoải mái mà không lo chạm vào con. Đặc biệt, cha/mẹ không nên quá nuông chiều con khi đi ngủ. Cha/mẹ đơn thân cần rèn thói quen đi ngủ khoa học cho con bằng cách tắt đèn phòng ngủ, tắt ti vi và máy tính khi trẻ đi ngủ. Nếu thường xuyên đươc cha/mẹ dỗ dành khi đi ngủ, trẻ sẽ trở nên nhõng nhẽo và khó ngủ hơn.
Giải pháp đơn giản chữa chứng thức khuya của con hay nhõng nhẽo khi đi ngủ là thói quen cho trẻ ngủ riêng ngay từ đầu và cần cứng rắn với những thói xấu. Nuông chiều con thái quá là cha/mẹ đang tự hại con và khiến mình vất vả khi chạy theo những đòi hỏi của trẻ. Mẹ nên rèn cho con tính tự lập từ bé
Không bồng bế trẻ
Ai sẽ nấu ăn, rửa chén bát, làm việc nhà khi bạn đang bồng bế con? Đối với những gia đình đông thành viên thì việc này không quá khó nhưng còn những người phải một mình chăm con, đặc biệt những bà mẹ đơn thân (có thể tham khảo 10 lời khuyên dành cho mẹ đơn thân dạy con ngoan). Giải pháp tốt nhất là mẹ không nên bồng bế trẻ quá nhiều.
Hãy là một tấm gương tốt cho trẻ học
Môi trường sống quyết định phần lớn tới việc hình thành nhân cách ở trẻ nhỏ. Bạn sẽ thấy phần lớn những câu nói con thường dùng là của cha/mẹ, ông bà. Nếu cha mẹ hay quát tháo dọa nạt con thì con cũng sẽ quát người khác, kể cả người lớn. Nếu cha/mẹ hoặc mẹ đánh con thì con cũng sẽ bạo lực với các bạn. Ngược lại, cha/mẹ đơn thân cần hòa nhã hay cười thì con cũng sẽ luôn thân thiện với người ngoài. Do đó, muốn dạy con ngoan thì trước hết cha/mẹ phải là tấm gương tốt. Trong công việc chúng ta không tránh khỏi những bực dọc hay stress ở cơ quan nhưng bạn đừng bao giờ mang những thứ đó về nhà. Dù mệt mỏi đến đâu, khi gặp con cha/mẹ cũng nên tươi cười, trò chuyện và chơi cùng bé. Việc này không chỉ giúp con rèn luyện tính cách cởi mở, lạc quan mà còn có tác dụng giải tỏa căng thẳng hiệu quả. Học theo cách dạy con ngoan của người phương Tây, một mẹ Việt chia sẻ: “Con tôi chưa bị quát bao giờ mà chỉ cần tôi nghiêm mặt và nói “No” là nó đã khóc nức nở, tỏ vẻ biết lỗi và ôm lấy mẹ. Khi được tôi ôm vào lòng và giảng giải tại sao con không nên làm thế là cháu hết khóc. Tôi nghĩ cách giáo dục này tốt hơn nhiều là mang roi ra dọa hoặc đánh cháu. Nó chỉ làm cho cháu thù ghét bố mẹ chứ không làm cháu nhận ra vấn đề.” Bên cạnh đó mẹ cũng cần dạy con cách làm việc nhà, chia sẻ trách nhiệm trong gia đình với con.
Thói quen, thói quen và thói quen
Đừng bao giờ nghĩ rằng trẻ còn quá nhỏ để được dạy dỗ bởi con cái luôn nhỏ bé trong mắt bố mẹ. Bạn cần tạo thói quen tốt cho trẻ ngay từ lúc lọt lòng. Cha/mẹ đơn thân nên rèn luyện cho con thói quen ăn ngủ đúng giờ từ sớm dù việc này là rất khó và đòi hỏi sự kiên nhẫn lớn ở mẹ. Nhưng nếu làm được, sau này mẹ sẽ nhàn tênh mà con thì được đảm bảo sức khỏe. Trẻ sơ sinh không phân biệt được ngày và đêm nên chúng thường thức dậy lúc nửa đêm về sáng. Do đó mẹ cần giúp trẻ phân biệt thời gian ngủ và thức bằng cách khi cho trẻ đi ngủ phải luôn đảm bảo phòng ngủ tối như bưng, không có chút ánh sáng nào trong phòng. Ngược lại, buổi sáng thì mở hết cửa sổ ra cho ánh sáng tràn vào. Ban ngày thì bật nhạc tưng bừng, khua khoắng nồi niêu trong bếp như bình thường. Dần dần trẻ sẽ ý thức được rằng cứ trời sáng, nhiều tiếng động thì là thời gian thức và chơi. Khi nằm trong bóng tối có nghĩa là đi ngủ. Đây là bước đầu rất quan trọng để tạo thói quen ngủ đúng giờ cho trẻ. Mẹ cần dạy con các thói quen tốt ngay từ khi còn nhỏ Bạn cũng nên áp dụng cách làm tương tự như thế này vào giờ ăn. Trẻ cần được ngồi vào ghế ăn riêng, không bật ti vi hay bày đồ chơi trên bàn ăn, nếu có bạn chỉ nên sắp xếp thìa dĩa bằng nhựa để con tập xúc. Điều này sẽ giúp trẻ hình thành thói quen tập trung vào thức ăn. Bạn thấy gia đình nào đó thật may mắn vì có những đứa con ngoan, biết tự xúc ăn khi còn rất sớm? Nhưng thực tế, trẻ con không sinh ra đã có thói quen, chính cha mẹ là những người tạo thói quen cho con. Vì vậy hãy tạo thói quen tốt cho con thay vì than phiền rằng con mình có nhiều thói quen xấu.
Yêu thương và nghiêm khắc với con
Rèn luyện những thói quen tốt cho con, không nuông chiều con không có nghĩa là bạn lạnh lung với con. Đừng ngại thể hiện tình yêu với con. Nếu thường xuyên nói lời yêu thương con và thể hiện tình yêu bằng hành động thì con bạn sẽ làm tương tự với bố mẹ. Trẻ con thông minh hơn bạn tưởng, chúng biết tìm ra điểm yếu của cha mẹ để điều khiển cha/mẹ làm theo ý muốn của mình. Nếu người nghiêm khắc chúng sẽ luôn tìm đến người không nghiêm khắc để đòi hỏi, khóc lóc, mục đích làm xiêu lòng người này chiều theo ý muốn của chúng. Vì vậy, cha/mẹ đơn thân cần định hướng trong cách dạy con. Việc khóc lóc, ăn vạ để đòi một đồ vật gì đó là hết sức bình thường đối với trẻ. Tuy nhiên, điều khác biệt duy nhất tạo nên 1 đứa trẻ ngoan hay hư lại là phản ứng của cha mẹ. Nếu như để tránh con khóc gây phiền, cha mẹ vội vàng đáp ứng yêu cầu của trẻ thì lần sau bé sẽ lại “dùng chiêu” này. Nhưng ngược lại, nếu bạn dứt khoát nói “không” sau khi đã giảng giải cho trẻ và bỏ đi thì con sẽ học được bài học. Bố mẹ hãy yên tâm rằng không có trẻ con nào ngồi khóc cả ngày vì trẻ con rất mau quên. Hãy thu hút sự chú ý của trẻ bằng một thứ khác lành mạnh hơn thay vì nuông chiều chúng.