Su phat trien cua thai nhi 19 tuần tuổi
Ở tuần thứ 19 này thai nhi đã nặng khoảng 240g và dài khoảng 15,3cm nếu tính từ đầu đến mông. Lúc này trọng lượng của nhau thai khoảng 170g, nước ối khoảng 320g, tử cung khoảng 320g…
Trong tuần 19 tim thai hoạt động tích cực, bình thường tim thai là từ 120 – 160 lần/phút. Thận của bé tiếp tục phát triển để bài tiết nước tiểu và tóc đã mọc trên da đầu. Ở tuần này bộ não của bé hoạt động linh hoạt hơn, chỉ định các khu vực chuyên biệt cho ngửi, nếm, nghe, nhìn, và cảm giác.
Ở giai đoạn tuần 19 này bé bắt đầu nuốt nhiều hơn, Lúc này cơ thể của bé cũng tạo ra phân, chất này có màu đen, bạn có thể nhìn thấy chất này ở ta sau lần đầu tiên thay tã cho bé. Cũng trong tuần này bé tiếp tục bổ sung dưỡng chất để phát triển về cân nặng và thể trạng cho tới khi ra khỏi bụng mẹ.
Những thay đổi ở mẹ khi thai nhi 19 tuan tuổi
Ở tuần này bụng bạn không có nhiều phát triển những ở những tuần tiếp sẽ phần bùng sẽ tiếp tục phát triển rất nhanh, Khi bung phát triển lớn hơn cũng sẽ gây ra những khó khăn cho bạn trong việc vận động và di chuyển. Cũng ở tuần này đỉnh tử cung của bạn đã đạt mức ngang rốn, nhiều khả năng mẹ đã tăng thêm khoảng 10 kg trong các tuần tiếp theo.
Ngực, mông cũng đều nở ra; lớp mỡ dưới da dày lên, thể trọng tăng liên tục. Ngực bắt đầu tiết sữa non. Sữa non là một dạng dịch thể màu vàng , loãng và có mùi hôi.
Quầng vú của bạn (vùng sẫm màu quanh núm vú) ngày càng lớn hơn và sẫm màu hơn. Quầng vú càng thâm đen, con bạn sẽ càng dễ tìm thấy núm vú sau khi bé chào đời và được nuôi bằng sữa mẹ. Núm vú bạn sẽ bình thường trở lại sau khoảng 12 tuần nuôi con thôi, vì vậy bạn không nên lo lắng quá nhé.
Do âm đạo bị sung huyết cục bộ nên chức năng phân tiết của cổ tử cung cũng mạnh hơn, chất tiết ra từ âm đạo nhiều hơn. Các biểu hiện của chóng mặt hay đau đầu vẫn còn tiếp tục trong giai đoạn này, bạn nên giữ gìn sức khỏe cho mình, tránh các thay đổi tư thế liên tục, đột ngột.
Nguồn: me yeu con