Tổ chức tư vấn phát triển quốc tế có trụ sở tại Anh cho biết hàng trăm ngàn bao cao su trên thị trường Việt Nam không đạt tiêu chuẩn.
Theo thông tin tam su tham kin trên VOV, Crown Agents (tổ chức tư vấn phát triển quốc tế có trụ sở tại Anh) vừa cho biết, hàng trăm ngàn bao cao su bán trên thị trường Việt Nam đều không đạt tiêu chuẩn. Theo đó, chúng xé khá dễ dàng và không đảm bảo tính an toàn cao. Tuy nhiên, theo các chuyên gia đây là một tín hiệu đáng mừng thể hiện sự tiến bộ.
Việt Nam từng là một nước có thu nhập thấp, nên thường nhận được viện trợ từ nguồn các tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc hay Ngân hàng Phát triển Đức.
Trước kia 80% bao cao su ở Việt Nam do các nhà tài trợ nước ngoài chi trả nên được cấp phát miễn phí hoặc bán với giá rất rẻ: khoảng dưới 5 cent (1 ngàn đồng) một chiếc.
Tuy nhiên, trong 20 năm qua, đất nước đã trải qua những thay đổi đáng kể. Công cuộc đổi mới về kinh tế đã xóa bỏ đói nghèo. Năm 2010, Việt Nam vượt qua mức thu nhập thấp, vào nhóm thu nhập trung bình. GDP hiện tại khoảng 2.000 USD/đầu người. Điều đó có nghĩa là kinh phí viện trợ sẽ bị cắt giảm.
Theo Quỹ dân số Liên Hợp Quốc, hiện tại chỉ 15% bao cao su được phân phối bởi qua kênh y tế công; 85% còn lại được phân phối qua các hiệu thuốc, cửa hàng tạp hóa, theo thống kê của Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc. Giá cả dao động từ 2.000 đến 8.000 đồng Việt Nam (khoảng 10-40 cent Mỹ).
Sự thay đổi cách thức phân phối bao cao su là minh chứng cho một thực trạng đang diễn ra trênthế giới. Các nước nghèo thường phụ thuộc vào các nhà tài trợ nước ngoài; trong khi các nhà phân tích cho rằng sản phẩm phát không không phải là giải pháp tốt, mà các chính phủ cần phải tự túc.
Arthur Erken, Giám đốc UNFPA ở châu Á và Thái Bình Dương cho rằng: “Ít phụ thuộc sẽ giúp tạo ra các giải pháp”. Rõ ràng tiền không phải là một trở ngại cho người sử dụng bao cao su. Một nghiên cứu do PATH (tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở ở Sealte- Mỹ) xác định rằng mọi người sẵn sàng trả tiền mua bao cao su.
Tuy nhiên, theo một báo cáo của Crown Agents (tổ chức tư vấn phát triển quốc tế có trụ sở tại Vương quốc Anh), hơn 170 triệu bao cao su nhập khẩu và bán tại Việt Nam được xác định là “kém chất lượng”, hoặc có nguy cơ bị rách thủng.
Giai đoạn UNFPA phối hợp việc mua và phân phối bao cao su, chất lượng bao cao su được kiểm soát, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế. Nay, cách phân phối theo thị trường tự do rõ ràng kéo theo những chuyện phức tạp hơn, Arthur Erken nhận định.
Thông tin về vấn đề này, báo Infornet cho hay, để giải quyết vấn đề hỗn loạn ở thị trường bao cao su Việt Nam, ông Kimberly Green, giám đốc tổ chức Sáng kiến thị trường dịch vụ sức khỏe của USAID / PATH, cho rằng cần kết nối các khâu từ sản xuất, vận chuyển, phân phối, đến kinh doanh, kiểm soát chất lượng và tiếp thị mà hiện nay đây vẫn là một quá trình rất rời rạc.
Trong khi đó, những thay đổi ở Việt Nam đã xuất hiện từ kỷ nguyên mới này. Ví như chuyện người ta đã bắt đầu cởi mở hơn trong việc nói, đề cập về bao cao su.
Ông Phạm Công Nguyên, CEO của nhà sản xuất bao cao su Medevice 3S cho biết: “Việc mua bao cao su hiện nay cũng giống như những mặt hàng cơ bản khác. Khác với trước đây, nay bạn có thể dễ dàng tìm thấy các cửa hàng bán bao cao su trên đường phố”.
Nguồn: Eva/Tinh yeu gioi tinh