Tập luyện là cách phòng trừ bệnh tiểu đường hiệu quả nhất. Vậy nhưng tập không đúng lại còn gây hại hơn.

Không muốn tập luyện vì mệt

Làm việc mỗi ngày đã mệt nhoài, lại tập luyện nữa thì cảm giác như không chịu nổi.

Tuy nhiên, trừ khi cấm chỉ định thì tập luyện chính là 1 trong 3 liệu pháp quan trọng để điều trị tiều đường.

Nếu ngày nào cũng cảm thấy mệt chứng tỏ cơ thể kiểm soát đường huyết rất kém, như vậy càng cần phải tăng cường tập luyện, khi đó cái mệt sẽ giảm nhẹ,

Tập luyện không theo chỉ dẫn

Nếu cho rằng chỉ cần tập luyện sẽ giảm được đường huyết là nhầm lẫn.

Đối với người bị bệnh nặng, tập luyện quá nhiều sẽ làm bệnh tình tăng thêm. Vì vậy người tiểu đường nên tập luyện theo sự chỉ dẫn của bác sỹ.

Thức dậy quá sớm

Trong cơ thể mỗi người đều có một “đồng hồ” – nhịp sinh học – giúp duy trì chức năng sinh lý bình thường của cơ thể.

Thức dậy quá sớm có thể ngắt quãng đồng hồ sinh học, gây rối loạn nhịp sinh học cơ thể, hoóc-môn bài tiết rối loạn, từ đó gây biến động đường huyết.

Do đó, tốt nhất nên thức dậy theo một khung giờ giống nhau.

Tập luyện không quy luật

Muốn tập là tập liên tục, không muốn thì cuối tuần mới nhúc nhích chân tay… đều không có lợi.

Tập luyện gúp tăng độ nhạy cảu insulin, tăng cường sức đề kháng, giúp giảm đường huyết.

Theo các chuyên gia, thực phẩm không đường khi kết hợp với tập luyện phù hợp sẽ giúp cải thiện chức năng phổi, phòng trừ bệnh tim mạch, giảm tích tụ chất béo, duy trì cân nặng ổn định….

Mỗi tuần nên tập 5 buổi, mỗi buổi 30 phút và nếu thực hiện được đều đặn hằng ngày thì càng tốt.

 

Không khởi động làm ấm cơ thể trước

Chuẩn bị trước khi tập luyện là 1 bước quan trọng để đảm bảo sức khoẻ.

Trước khi tập nên có các bài tập khởi động giúp cơ thể ấm lên, tăng sự linh hoạt cho khớp, tránh được tổn thương khi vận động, đặc biệt ở người già.

Uống nhiều nước trong khi tập luyện

Dù khi tập có cảm giác khát nước thì cũng cần tránh uống nhiều. Nếu muốn thì chỉ nên uống từng ngụm nhỏ để giảm khát..

Sau tập luyện 1 tiếng mới bổ sung lượng nước mà cơ thể thiếu.

Dừng lại khi đang tập luyện mạnh

Khi đang tập luyện nặng, tim đập nhanh, cơ bắp, mạch máu đang giãn nở, máu lưu thông nhanh. Nếu đột ngột dừng lại sẽ khiến mạch máu thu co quá nhanh có thể gây rối loạn nhịp tim, khí ngắn, thở gấp, hoa mắt chóng mặt, thậm chí bị sốc.

Duy trì tập luyện cả khi ốm

Điều này nguy hiểm nhất.

Khi cơ thể cảm thấy mệt mỏi, khó chịu nên tạm dừng tập luyện hoặc giảm bớt cường độ nếu không sẽ làm bệnh tình nặng thêm. Đặc biệt, người già có sức đề kháng kém thì càng phải dừng tập luyện khi thấy cơ thể có sự khác thường.

Không tập luyện vì đã có thuốc

Đã uống thuốc hạ đường huyết thì không cần tập luyện thêm nữa là quan niệm không đúng.

Tập luyện giúp tiêu hao năng lượng, hạ đường huyết, giảm cân, đặc biệt là tập luyện sau ăn 30 phút sẽ giúp thuốc phát huy hiệu quả tốt hơn.

Tập khi bụng rỗng

Rất nhiều người (đặc biệt là buổi sáng) thích tập luyện khi vừa thức dậy, điều này

sẽ gây chóng mặt, tim đập nhanh, đổ mồ hôi lạnh, nghiêm trọng còn dẫn đến đột tử đối với người bệnh tiểu đường.

 

Theo familydoctor