Triệu chứng động kinh là những biểu hiện lâm sàng khi hệ thần kinh bị rối loạn, dẫn đến các cơn co giật không kiểm soát.  Việc nhận biết sớm các triệu chứng động kinh là vô cùng quan trọng để có biện pháp điều trị kịp thời và hiệu quả

Triệu chứng động kinh cục bộ (khu trú)

Cơn động kinh cục bộ thường xảy ra do tổn thương chỉ ảnh hưởng đến một vùng cụ thể của não. Các cơn này thường được chia thành hai loại chính:

Triệu chứng của động kinh cục bộ đơn giản:

Người bệnh vẫn duy trì ý thức và biết những gì đang diễn ra.

  • Các biểu hiện bao gồm:
  • Lo lắng, sợ hãi vô lý.
  • Cảm giác khó chịu ở vùng bụng hoặc dạ dày (giống say xe).
  • Déjà vu (cảm giác đã trải qua tình huống tương tự trước đó).
  • Ngửi thấy mùi hoặc có vị lạ trong miệng.
  • Ngứa ran ở tay, chân.
  • Cảm giác sợ hãi hoặc hưng phấn mạnh.
  • Co cứng hoặc co giật một phần cơ thể như tay hoặc chân.
  • Những cơn này có thể là dấu hiệu cảnh báo cho một cơn động kinh khác sắp xảy ra.

Triệu chứng động kinh để có thể nhận biết bệnh sớm

Triệu chứng của động kinh cục bộ phức tạp:

  • Người bệnh thường mất hoặc suy giảm ý thức.
  • Các biểu hiện thường là hành động lặp đi lặp lại, như:
  • Chuyển động cơ miệng (nhai, chép miệng, nuốt).
  • Chuyển động tay không chủ ý (xoa tay).
  • Tạo ra tiếng ồn không rõ nghĩa.
  • Nắm kéo quần áo hoặc cầm nắm đồ vật liên tục.
  • Sau cơn động kinh, người bệnh không nhớ gì về sự việc

Các cơn động kinh toàn thể

Cơn động kinh toàn thể là kết quả của tổn thương ảnh hưởng đến tất cả các vùng của não. Chúng được chia thành 6 loại chính, với các triệu chứng khác nhau:

Triệu chứng Động kinh cơn lớn (co cứng – co giật toàn thân):

  • Giai đoạn co cứng: Người bệnh đột ngột mất ý thức, ngã xuống, có thể hét lên (không phải do đau). Các cơ co cứng mạnh, có thể cắn lưỡi hoặc má, gây chảy máu và tiết nước bọt.
  • Giai đoạn co giật: Các cơn co giật toàn thân mạnh mẽ, bắt đầu từ mặt, tay, và chân.
  • Cơn co giật kéo dài 1-3 phút, sau đó cơ thể dần thả lỏng, có thể mất kiểm soát bàng quang và ruột.
  • Sau cơn, bệnh nhân có thể bất tỉnh hoặc ngủ sâu, sau đó tỉnh dậy với cảm giác mệt mỏi, nhức đầu, bối rối, và không nhớ điều gì đã xảy ra.

Triệu chứng Cơn động kinh vắng ý thức (động kinh cơn nhỏ):

Cơn động kinh vắng ý thức (động kinh cơn nhỏ):

Xem thêm: Đau đầu vận mạch là gì? Nguyên nhân, cách phòng tránh bệnh

Xem thêm: Bệnh Alzheimer ở người trẻ tuổi có nguy hiểm không?

  • Người bệnh đột ngột mất ý thức trong vài giây, thường nhìn chằm chằm vào khoảng không. Triệu chứng bao gồm:
  • Ngừng các động tác đang thực hiện.
  • Chép môi, chớp mắt, nhai, hoặc xoa tay.
  • Cơn kéo dài tối đa 15 giây, có thể tái diễn nhiều lần trong ngày mà người bệnh không nhận thức được.

Cơn động kinh giật cơ (myoclonic seizure):

  • Xảy ra khi một hoặc nhiều nhóm cơ co giật, giống như bị điện giật. Thường xảy ra ngay sau khi thức dậy và chỉ kéo dài vài giây. Người bệnh vẫn tỉnh táo trong suốt cơn.

Triệu chứng Cơn động kinh co giật (clonic seizure):

  • Các cơn co giật toàn thân nhanh, lặp lại giống như trong cơn động kinh cơn lớn, nhưng không có giai đoạn co cứng ban đầu. Thường kéo dài vài phút và người bệnh có thể bất tỉnh sau đó.

Cơn co cứng cơ (tonic seizure):

  • Tất cả các cơ đột ngột căng cứng, người bệnh có thể mất thăng bằng và ngã. Triệu chứng tương tự giai đoạn đầu của động kinh cơn lớn.

Cơn động kinh mất trương lực cơ (atonic seizure):

  • Ngược lại với co cứng, các cơ đột ngột giãn ra, làm người bệnh mất thăng bằng và ngã. Tuy nhiên, cơn thường chỉ thoáng qua và người bệnh có thể đứng dậy ngay sau đó.

Trên đây là những chia sẻ của chuyensuckhoe24h.comvề triệu chứng động kinh, mong rằng qua đây bạn đã nắm được các thông tin kiến thức hữu ích rồi nhé.