Những ngày thời tiết giao mùa nồm ẩm chuyển từ xuân sang hè làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm trong đó có thuỷ đậu càng gia tăng. Tại các cơ sở y tế đã xuất hiện rải rác các ca nhập viện do thuỷ đậu. Cùng Tintuc247 tìm hiểu nhé.
Tiêm phòng vắc-xin
Bệnh thủy đậu có thể phòng ngừa từ sớm bằng cách tiêm phòng vắc-xin, giúp cơ thể tạo ra kháng thể chống virus hiệu quả hơn. Nhờ có vắc-xin, con người có khả năng phòng bệnh 80-90%, 10% còn lại có nguy cơ nhiễm bệnh nhưng không quá nghiêm trọng và đảm bảo không bị biến chứng.
Đối với trẻ em, tiêm một liều duy nhất 0,5ml cho trẻ từ 1 – 12 tuổi. Đối tượng từ 13 tuổi trở lên cần tiêm 2 liều, cách nhau từ 6 – 10 tuần.
Phụ nữ trước khi có ý định mang thai từ 2-3 tháng cần đi tiêm vắc xin để bảo vệ sức khỏe cả mẹ và bé.
Cách phòng thuỷ đậu
Vaccine chống thuỷ đậu có hiệu quả cao và lâu dài, giúp cơ thể tạo kháng thể chống lại virus thủy đậu, được áp dụng đối với các đối tượng sau:
– Tất cả trẻ em từ 12-18 tháng tuổi được tiêm 1 lần.
– Trẻ em từ 19 tháng tuổi đến 13 tuổi chưa từng bị thuỷ đậu lần nào cũng tiêm 1 lần.
– Trẻ em trên 13 tuổi và người lớn chưa từng bị thủy đậu lần nào thì nên tiêm 2 lần, nhắc lại cách nhau từ 4-8 tuần.
Hiệu quả bảo vệ của vaccine thủy đậu có tác dụng lâu bền.
Nếu đã được chủng ngừa vaccine thủy đậu thì đại đa số từ 80-90% có khả năng phòng bệnh tuyệt đối.
Tuy nhiên, cũng còn khoảng 10% còn lại là có thể bị thủy đậu sau khi tiêm chủng, nhưng các trường hợp này cũng chỉ bị nhẹ, với rất ít nốt đậu, khoảng dưới 50 nốt, và thường là không bị biến chứng.
Thời gian ủ bệnh của thuỷ đậu là từ 1-2 tuần sau khi tiếp xúc với bệnh nhân, do đó, nếu một người chưa được tiêm phòng vaccine thuỷ đậu mà có tiếp xúc với bệnh nhân thuỷ đậu, trong vòng 3 ngày ta có thể tiêm ngừa thì vaccine có thể phát huy tác dụng bảo vệ ngay sau đó giúp phòng ngừa thủy đậu
Cách chăm sóc trẻ khi mắc bệnh thủy đậu
Bệnh thủy đậu kiêng gì – Nếu phát hiện trẻ bị mắc bệnh thủy đậu, điều đầu tiên cần làm là cách ly trẻ tại nhà, bổ sung thêm vitamin C, mặc quần áo vải mềm, thấm hút mồ hôi, rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng.
Nên sắp xếp cho trẻ nằm trong phòng thoáng khí, có ánh sáng mặt trời. Nên cho trẻ sử dụng các vật dụng sinh hoạt các nhân riêng như khăn mắt, cốc, bát, đĩa…
Vệ sinh mũi họng, thay quần áo và tắm rửa bằng nước ấm. Nên cắt móng tay, móng chân cho trẻ hoặc có thể bọc tay để tránh biến chứng nhiễm trùng da cho các vết xước trẻ cào.
Ăn thức ăn mềm, lỏng, mát, dễ tiêu hoá. Dùng dung dịch xanh Methylene để chấm lên các nốt phỏng nước đã vỡ. Trong trường hợp sốt cao có thể dùng thuốc. Tuy nhiên, bệnh có thể sẽ khỏi nhanh hơn nếu được dùng kháng sinh theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Bệnh thủy đậu không kiêng tắm, không kiêng gió, không tắm gốc rạ, không uống nước gốc rạ, không trùm kín người.
Xem thêm: Dịch vụ sửa chữa đồ gỗ tại nhà